Đặc điểm Đấu_thái

Những hiện vật gốm sứ Thành Hóa có kích thước nhỏ, hiếm và có chất lượng rất cao. Chúng là đồ sứ có thành mỏng của đồ sứ Cảnh Đức Trấn tiêu chuẩn thời bấy giờ. Tuy nhiên, họa tiết trang trí bị hạn chế, với các phần tương đối lớn của các bề mặt được bỏ lại với nền trắng; thường các chiếc bát chỉ được trang trí ở mặt ngoài. Màu sắc trong các hiện vật gốm sứ Thành Hóa là màu lam dưới men, với các màu đỏ, xanh lục, vàng và nâu tía (màu cà tím) trên men. Màu cuối cùng này là trong suốt và có thể được sử dụng trên các màu khác, đòi hỏi thêm một lần nung nữa.[5][12] Hầu hết các hiện vật đều có đề lạc khoản gồm sáu chữ (như 成化寄託年款 = Thành Hóa ký thác niên khoản), và niên hiệu Thành Hóa đã trở thành "niên hiệu bị làm giả nhiều nhất trong số tất cả các niên hiệu" vào các thời kỳ sau đó.[12]

"Kê cang bôi", có kích thước rộng 8 cm và cao 4 cm, thường được bắt chước trong các thời kỳ sau đó. Chủ đề được truyền cảm hứng từ các lớp tô vẽ màu. Các hiện vật Thành Hóa sử dụng các lớp men kế tiếp nhau để thể hiện kết cấu và tạo nước bóng; bằng cách bắt chước từ thế kỷ 18 thì điều này có thể đạt được chỉ trong một lớp áo.[27][28] Các hiện vật đấu thái từ thế kỷ 18 trở về sau hoặc là bắt chước các hiện vật Thành Hóa nhỏ, hoặc có hình dạng lớn hơn nhiều so với các hiện vật điển hình của đồ gốm đương đại, nơi mà đấu thái được sử dụng như một kỹ thuật chủ yếu như là dấu ấn của quá khứ.[29]

Sự khác biệt với kỹ thuật ngũ thái, cũng là sự kết hợp giữa trang trí màu xanh lam dưới men với các lớp màu khác trang trí trên men là ở chỗ trong kỹ thuật đấu thái thì toàn bộ họa tiết trang trí được tô vẽ hoặc viền bằng màu xanh lam, ngay cả khi các phần được che phủ bởi lớp men và không nhìn thấy được trong thành phẩm cũng như sắc thái màu nhạt hơn.[5][7][30] Tuy nhiên, điều này là không đúng với tất cả các hiện vật được phân loại là đấu thái, đặc biệt là từ thế kỷ 18 trở đi. Các mảnh vỡ của các hiện vật không hoàn thiện, chỉ có màu xanh lam, đã được khai quật từ các nơi đổ đồ phế thải của các lò nung.[3] Trong ngũ thái thì chỉ những bộ phận nào của họa tiết trang trí có màu xanh lam, và chúng che phủ các khu vực rộng hơn và thường được tô vẽ khá tự do.[31]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đấu_thái http://www.christies.com/lotfinder/Lot/an-importan... http://gotheborg.com/glossary/wucai.shtml http://www.gotheborg.com/glossary/doucai.shtml http://www.sothebys.com/en/auctions/2014/meiyintan... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://blog.tooveys.com/2013/05/chinese-doucai-por... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...